Loại nhựa dùng 1 lần trong gia đình cần phải hiểu về nó

73 / 100

Trong cuộc sống đời thường chúng ta thường phải sử dụng và tiếp xúc rất nhiều loại nhựa dùng 1 lần như các loại cốc nhựa, hộp đựng thực phẩm , cốc nhựa có nắp vặn … Nhưng không phải ai cũng biết cách phân biệt được loại nhựa 1 lần và các loại nhựa

Các loại nhựa dùng 1 lần trong gia đình 

Những chai đựng sữa, nước ngọt , đồ nhựa gia dụng dùng 1 lần và một số thực phẩm lỏng khác thường làm bằng nhựa PE tỷ trọng cao, được gọi tắt là HDPE (high density polyethylene) hay PVC (polyvinyl chloride) loại chuyên dùng cho thực phẩm. Có thể nói ở tất cả các chợ lớn, nhỏ, siêu thị hay chợ ven đường… hàng hoá giao cho khách hàng đều đựng túi PE. Tuy nhiên, việc sản xuất ra HDPE cũng sử dụng tới các hoá chất độc hại như hexane và benzne.

Một loại nhựa khác gần với PE là PP (polypropylene). Do PP có tính chất cơ học cao hơn PE nên được kéo sợi và dệt thành các loại bao bì đựng gạo, đường, ngô, đậu nành, lạc… Tùy theo yêu cầu, phía trong bao gì còn một lớp màng chống ẩm. Sợi PP còn dệt thành bạt để che mưa, nắng rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn. Các loại xô, chậu, rổ rá cũng thường làm bằng nhựa PP được xem là loại plastic tốt nhất.

nhựa dùng 1 lần
nhựa dùng 1 lần

Chai đựng nước tinh khiết … có dung tích 0,3; 0,5 và 1,0 lít thường thấy trên bàn tiếp khách của cơ quan, bàn ăn của nhà hàng, đồ nhựa gia dụng dùng 1 lần, mang theo đi công tác hay du lịch, chủ yếu làm bằng nhựa PET (polyethyleneterephtalat). Loại nhựa này có độ bền cơ học tốt nên bầu như không bị nứt, vỡ khi vận chuyển. Những loại chai lớn hơn có dung tích 5 lít, 20 lít cũng làm bằng loại nhựa này.

Tham khảo thêm :   Báo giá sóng nhựa đựng trái cây giảm 20% giá cực tốt

Trong sinh hoạt hàng ngày, loại nhựa thường gặp nhất là PE (polyethylene). Đi vào một số cửa hàng bán tạp hoá hay đồ nhựa, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều loại túi hình chữ nhật trong suốt không màu hay túi đựng có nhiều màu khác nhau mà theo thói quen không biết từ khi nào gọi nhầm là túi nilon (nilon là một loại polyamid có cấu tạo hoá học và tính chất hoàn toàn khác).

Các hiểm họa khi dùng nhựa dùng 1 lần

  • Nhựa PVC được xem là độc hại khi xem xét đến thành phần monomer, nhựa PP, PE và PVA được đánh giá là ít nguy hiểm nhất. Ngoài các monomer, các thành phần khác cũng có thể tồn tại trong nhựa như dung môi hữu cơ (metanol, cyclohexan và heptan), các chất khơi mào (kali persulfate và benzoyl peroxide), chất xúc tác và các chất phụ gia khác vẫn có thể được tìm thấy trong thành phần của nhựa. Đây là những chất độc hại cho cơ thể. Phụ thuộc vào nhà sản xuất và quy trình sản xuất mà những chất này có nhiều hay ít trong nhựa.
  • Các monomer chưa tham gia phản ứng và các oligomer nhỏ vẫn có thể được tìm thấy trong vật liệu vì phản ứng trùng hợp tạo polymer thường không hoàn toàn. Hàm lượng của chúng trong các sản phẩm có thể thay đổi từ vài phần triệu đến vài phần trăm tùy thuộc vào loại polymer và quy trình sản xuất. Các monomer độc hại với sức khỏe của con người.
  • Microplastic là những hạt nhựa nhỏ, chúng có thể tồn tại trong các chai nhựa PET dùng để đựng nước uống, hoặc trong các hộp nhựa dùng một lần do quá trình phân hủy nhựa trong thời gian sản xuất hoặc nhựa để lâu ngày. Do đó, khi chúng ta sử dụng đồ nhựa dùng một lần để đựng thực phẩm thì các hạt microplastic sẽ xâm nhập vào cơ thể

Trả lời